MICROSOFT ACCESS 2016

Tạo form

1/ Form (Biểu mẫu) là gì?

Là đối tượng được thiết kế đảm nhiệm việc giao diện giữa người sử dụng và chương trình ứng dụng như : nhập, sửa và trình bày dữ liệu từ các bảng trong CSDL với các dạng thức khác nhau.

2/ Các dạng thức của Form.

Columnar : Dạng cột với từng bản ghi trong đó mỗi trường trong bảng là 1 dòng trên Form.

Tabular : Dạng bảng biểu

Datasheet : Dạng bảng tính dữ liệu được xếp theo dòng và cột như bảng tính trong Excel.

3/ Các loại Form.

Form giao diện chính : Ghi tên chương trình, phiên bản, tác giả, các chức năng của chương trình. Đảm bảo tính đơn giản, lôi cuốn dễ sử dụng.

Form nhập liệu: Giao diện nhập dữ liệu vào các bảng chứa dữ liệu đảm bảo tính mỹ thuật, hạn chế sai sót khi nhập liệu.

Form trợ giúp : Chứa nội dung hướng dẫn người sử dụng chương trình.

4/ Các phương thức tạo Form.

AutoForm : Tạo Form tự động.

Form Wizard : Tạo Form theo mẫu của Access.

Design View: Tạo Form theo phương thức tự thiết kế.

5/ Các chế độ làm việc với Form.

Design View : Xem và sửa cấu trúc Form.

Form View : Kích hoạt Form

Chuyển đỗi giữa 2 chế độ làm việc với Form ta mở Menu View và chọn Design View hoặc Form View.

 

6/ Các đối tượng điều khiển trên Form (ô điều khiển).

  • Nhóm điều khiển gắn kết (Bound Control): bao gồm các đối tượng gắn với các trường trong bảng dữ liệu như : Text box, Combo box, List box,…
  • Nhóm điều khiển không gắn kết (Unbound Control) gồm các đối tượng, không gắn với các trường trong bảng dữ liệu.

–       Nhóm điều khiển tính toán được (CalculateControl).

–       Các đối tượng chứa công thức tính.

7/  Một số thuộc tính của Form.

a/ Thuộc tính Record Source.

Dùng để chọn bảng hoặc truy vấn chứa các trường cần đặt lên Form bằng hộp Field list. Để bật tắt hộp Field List ta vào View\ Field list (hoặc chọn biểu tượng Field List trên thanh công cụ).

b/ Thuộc tính Default View.

Dùng để  đặt các tính chất thể hiện các bản ghi trên Form (khung nhìn)  gồm 3 kiểu sau:

  • Single Form : hiện 1 bản ghi trên Form.
  • Continuous form: hiện nhiều bản ghi trên Form.
  • Datasheet: hiện các bản ghi trên Form như một bảng dữ liệu.

c/ Thuộc tính khác của Form.

  • Caption: Đặt tiêu đề cho Form.
  • Scroll bars: Bật/ tắt thanh cuộn cho Form.
  • Record selections: Bật/ tắt công cụ để chọn các bản ghi.
  • Control Box: bật/ tắt các nút điều khiển Form (Min, Max, Close).

 

II-TẠO FORM

1/ Tạo Form bằng AutoForm.

->Chọn Create\Form, chọn New.

->Chọn một trong ba dạng thức AutoForm :

+Columnar : dạng cột.

+Tabular : dạng bảng biểu

+Datasheet : dạng bảng tính.

->Chọn bảng dữ liệu nguồn.  ->Chọn OK.

2/ Tạo Form bằng FormWizard.

->Chọn Form tab, chọn New.

->Chọn FormWizard.

->Chọn bảng dữ liệu nguồn.  ->Chọn OK.

->Thực hiện các bước theo chỉ dẫn của Wizard.

->Chọn Finish.

3/ Tạo Form bằng Design View.

Bước 1: Mở của sổ Design View.

->Chọn Form \ New \ Design View \ bảng dữ liệu nguồn (nếu tạo form nhập liệu) \OK.

->Thành phần của cửa sổ Design View:

– Cấu trúc Form :

+ Page Header/ Footer: Tiêu đề đầu cuối Form.

+ Form Header/Footer : Tiêu đề trên/dưới Form.

+ Detail : Nội dung chi tiết của Form.

– Toolbox : Hộp dụng cụ tạo các ô điều khiển trên Form.

Bước 2: Tạo các ô điều khiển trên Form

a, Tạo Text box.

  • Chức năng : là đối tượng gắn với trường dữ liệu trong bảng và tính toán.
  • Cách tạo Text box:
  • Tạo Text box gắn với các trường trong bảng:

Cách1: Sử dụng công cụ Field List.

-> Mở cửa sổ Field list : View\Field List.

-> Kéo – thả : đưa các trường vào vị trí thích hợp trên Form.

Cách 2: Sử dụng công cụ Toolbox.

-> Mở hộp Toolbox  : View\Toolbox

-> Chọn công cụ Text box trong Toolbox.

-> Kéo – thả.

-> Mở cửa sổ Properties : View/Properties.

-> Đặt các tính chất sau :

+ Name : Tên của Textbox

+ Control Source : Chọn tên trường dữ liệu buộc (gắn) vào Textbox

Thao tác tương tự với ô Text Box khác.

–  Tạo Text Box dùng để tính toán.

-> Mở hộp Toolbox: View/Toolbox.

-> Chọn công cụ Text box trong Toolbox.

-> Kéo – thả

-> Mở cửa sổ Properties : View/ Properties.

-> Đặt các tính chất sau :

+ Name : tên của Textbox.

+ Control Source : Gõ biểu thức cần tính.

Thao tác tương tự với ô Textbox khác.

b, Tạo Label.

Chức năng: dùng để ghi tiêu đề văn bản mô tả tên Form và chức năng của các ô điều khiển…

Cách tạo Label:

-> Chọn Label  trong Toolbox

-> Kéo- thả

-> Nhập văn bản và kết thúc bằng Enter.

c, Tạo Combo box, List box.

Chức năng: là đối tượng chứa danh sách các giá trị để chọn lựa trong khi nhập liệu.

Cách tạo Combo Box và List Box:

-> Chọn Combo Box, hoặc List Box  trong Toolbox

-> Kéo- thả.

-> Xuất hiện hộp thoại Wizard với các lựa chọn:

I want the combo box to look up the value in a table or query: Lấy dữ liệu từ trường dữ liệu trong bảng hay truy vấn làm nguồn.

I will type in the value that I want : Lấy dữ liệu từ bàn phím .

Find a record on my form based on the value I selected in my combo box: Tìm và đưa ra bản ghi theo giá trị lựa chọn trong combo box.

d, Tạo Command Buttons (nút lệnh)

Chức năng: Là đối tượng dùng để thực hiện một thao tác (hành động) nào đó khi kích hoạt.

Các hành động thường dùng(Action):

+ Record Navigation : Tìm và di chuyển bản ghi.

.Find record : Tìm kiếm bản ghi.

.Go to First record: Chuyển đến bản ghi đầu

.Go to Last record: Chuyển đến bản ghi cuối.

.Go to Next record: Chuyển đến bản ghi tiếp.

.Go to Previous record: Chuyển đến bản ghi trước đó.

+ Record Operations : Gồm các hành động

.Add new record : Thêm bản ghi mới.

.Delete Record: Xoá bản ghi hiện thời.

.Duplicate record: Nhân đôi bản ghi.

.Save Record: Ghi bản ghi hiện thời.

.Print Record: In bản ghi hiện thời.

+ Form Operations: gồm các hành động với Form

.Open Form : Mở một Form

.Close Form : Đóng Form

+ Report Operations : gồm các hành động với Report.

.Preview Report : Xem trước khi in

.Print Report: In Report.

…..

+ Applications : Làm việc với các ứng dụng.

.Quit Applications : Thoát khỏi ứng dụng.

.Run Applications : Chạy một ứng dụng.

.Run Excel: chạy Excel.

.Run Word: chạy Word.

+ Miscellaneous : những hành động khác

.Print Table

.Run Query: Chạy Query

.Run Macro.Thực hiện Macro.

– Cách tạo Command Button:

-> Chọn Command Button trong Toolbox

-> Kéo -thả

-> Thực hiện theo chỉ dẫn Wizard để đặt hành động cho nút lệnh.

      –> Chọn Finish.

e, Sử dụng điều khiển Check box, Toggle button, Option Button.

– Chức năng: thường được dùng để nhận các giá trị Yes hoặc No, chỉ khác ở hình thức

– Cách tạo các điều khiển gắn với các trường Yes/No

-> Tắt chức năng Control Wizard.

-> Chọn một trong các nút Check box,Toggle button, Option Button.

-> Kéo một trường kiểu Yes/No vào biểu mẫu ta có một điều khiển gắn với trường kiểu Yes/No trên Form.

Ví dụ: Cho bảng DSCB (danh sách cán bộ) gồm các trường:

HOTEN Kiểu Text

DANGVIEN Kiểu Yes/No

DOANVIEN Kiểu Yes/No

VO_CHONG Kiểu Yes/No

Yêu cầu: Tạo một Form nhập liệu vào các trường trên như sau:

– Một Text box gắn với trường HOTEN

– Một Check box gắn với trường DANGVIEN

– Một Option button gắn với DOANVIEN

– Một Toggle button gắn với trường VO_CHONG

f, Sử dụng nhóm lựa chọn (Option Group)

Chức năng: Gắn với các trường kiểu Byte hoặc Integer, giúp cho thao tác chọn lựa dễ dàng hơn, vì không cần phải gõ vào hộp văn bảnmà chỉ cần kích chuột để chọn.

Cách tạo:

-> Tắt chức năng Control Wizard.

-> Chọn nút Option Group  trong Tool box

-> Kéo trường kiểu nguyên vào Form .Kết quả là tạo một điều khiển Option Group gắn với trường vừa kéo.

-> Tạo các nút lựa chọn (hoặc các hộp kiểm tra) bên trong điều khiển nhóm lựa chọn vừa tạo trên.

-> Sửa lại các nhãn của nút lựa chọncho hợp với chức năng bài toán

Ví dụ: Cho bảng DSHS gồm các trường:

HOTEN Kiểu Text

XEPLOAI Kiểu Integer nhận 4 giá trị có ý nghĩa sau: Giỏi, Khá, TB, Yếu

Yêu cầu: Tạo một Form nhập liệu vào các trường trong bảng trên như sau:

–    Một Text box gắn với trường HOTEN

Một điều khiển Option Group gắn với trờng XEPLOAI

Tạo 4 nút lựa chọn (Option button) ứng với các loại: Giỏi, Khá, TB, Yếu trong điều khiển Option Group trên.

g/ Đối tượng SubForm/ SubReport.

Sub Form/ SubReport: Mẫu biểu phụ/ báo biểu phụ, là đối tượng cho phép ta có thể chèn thêm một bảng, Form hoặc Report (phụ) lên một Form.

Cách 1:  Tạo Subform dùng Design. Trình tự thực hiện.

  1. Tạo mẫu biểu chính và phụ một cách độc lập.
  2. Sử dụng các thuộc tính của mẫu biểu phụ:

View allowed: Datasheet

Default View:Datasheet.

  1. Mở mẫu biểu chính ở chế độ Design. Bấm phím F11 xuất hiện cửa sổ Database.
  2. Kéo mẫu biểu phụ từ cửa sổ Database vào trong cửa sổ thiết kế của biểu mẫu chính. Ta có thể sửa các thuộc tính của mẫu biểu nếu muốn.

Chú ý: Để sửa thiết kế của biểu mẫu phụ, bấm đúp chuột trái tại điều khiển Subform tương ứng, khi đó sẽ nhận được cửa sổ thiết kế của mẫu biểu phụ.

  1. Tạo sự liên kết giữa mẫu biểu chính và mẫu biểu phụ.

LinkMasterFields: ghi trường liên kết của mẫu biểu chính.

LinkChildFields: ghi trường liên kết của mẫu biểu phụ.

Cách 2: Bật chức năng Wizard.

Ví dụ: Tạo Form FrmHosonhansu.

Chọn các bảng chứa trường khoá (bảng DMDonvi), đặt các trường của bảng DMDonvi lên Form .

Bật công cụ Control Wizard và kéo đối tượng Subform/ Subreport lên Form xuất hiện hộp thoại.

  • Use an exsting Form: đặt một Form đã có trong CSDL lên Form  đang thiết kế.
  • Use an existing Tables and Queries: chọn một bảng hoặc truy vấn cần đặt lên Form.

Chọn bảng Hoso và các trường cần đặt lên Form, chọn Next và Finish ta đã tạo xong đối tượng SubForm/ SubReport

h/ Trang trí.

  • Vẽ đường thẳng:

-> Chọn nút Line  trong Tool box.

-> Kéo -thả.

 Chú ý:

+  Muốn vẽ nhanh các đường thẳng ngang, dọc ta giữ Shift trong khi kéo.

+  Để xoá các đường đã vẽ ta chọn rồi ấn phím Delete.

  • Vẽ hình chữ nhật:

-> Chọn nút Rectangle  trong Tool box

-> Kéo -thả.

Chú ý:

  • Có thể di chuyển các điều khiển vào hình chữ nhật.
  • Khi hình chữ nhật che lấp các điều khiển ta mở Menu Format chọn Send to Back đưa hình chữ nhật xuống dưới.
  • Di chuyển và nhân bản các điều khiển:

+  Di chuyển ô điều khiển :

->  Chọn ô điều khiển

->  Giữ phím Ctrl và ấn một trong 4 phím mũi tên.

+ Nhân bản ô điều khiển :

-> Chọn ô điều khiển.

-> Mở Edit \ Duplicate.

**Trình bày (định dạng)  ô điều khiển  tương tự Word:

+ Kiểu chữ (nghiêng, đậm, gạch chân)

+ Căn lề (trái, phải, giữa).

+ Mầu chữ.

+ Mầu nền.

+ Mẫu hình chìm/ nổi.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *