1.1 Khái niệm về hệ thống và hệ thống thông tin

1.1.1     Khái niệm hệ thống

– Hệ thống: Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều phần tử, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục đích chung.

– Hệ thống thông tin bao gồm các thành phần:

  • Các phần tử của hệ thống: Các phần tử rất đa dạng, có thể phần tử là một đối tượng cụ thể,như trong hệ thống mặt trời phần tử là mặt trời, mặt trăng, trái đất, sao hoả,…có thể phần tử là đối tượng trừu tượng, như một phương pháp, một lập luận, một quy tắc,… Như vậy phần tử có thể rất khác biệt về bản chất không những giữa các hệ thống khác nhau mà ngay cả trong cùng một hệ thống.
  • Các quan hệ giữa các phần tử: Các phần tử của một hệ thống không phải được tập hợp một cách ngẫu nhiên, rời rạc mà giữa chúng luôn tồn tại những mối quan hệ (hay các ràng buộc) tạo thành một cấu trúc (hay tổ chức).
  • Sự hoạt động và mục đích của hệ thống:
    • Sự biến động của hệ thống thể hiện trên hai mặt: Sự tiến triển và sự hoạt động. Sự tiến triển thể hiện là các phần tử và các quan hệ của hệ thống có thể phát sinh, có tăng trưởng, có suy thoái, có mất đi. Sự hoạt động, tức là các phần tử của hệ thống, trong các mối ràng buộc đã định, cùng cộng tác với nhau để thực hiện một mục đích chung của hệ thống.
    • Mục đích của hệ thống thường thể hiện ở chỗ hệ thống nhận những cái vào để tạo thành những cái ra nhất định.

1.1.2     Hệ thống thông tin

– Hệ thống thông tin (Information System) là hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập lưu giữ xử lý, truyền và biểu diễn thông tin.

– Là hệ thống bao gồm các bộ phận sau:

  • Phần cứng (các thiết bị)
  • Phần mềm
  • Con người
  • Các thủ tục, qui tắc quản lý, tổ chức
  • Các dữ liệu được tổ chức

được hình thành để làm nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền và biểu diễn thông tin.

– Chức năng của hệ thống thông tin:Hệ thống thông tin có 4 chức năng chính là đưa thông tin vào, lưu trữ, xử lý và đưa ra thông tin.

  • Hệ thống thông tin có thể nhận thông tin vào dưới dạng:
    • Các dữ liệu gốc và một chủ điểm., một sự kiện hoặc một đối tượng nào đó trong hệ thống.
    • Các yêu cầu xử lý cần cung cấp thông tin.
    • Các lệnh
  • Hệ thống thông tin có thể thực hiện:
    • Sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó.
    • Sửa chữa thay đổidữ liệu trong bộ nhớ
    • Thực hiện các tính toán tạo ra thông tin mới
    • Thống kê, tìm kiếm, các thông tin thoả mãn một đìều kiện nào đó.
  • Hệ thống thông tin có thể lưu trữ các loại thông tin khác nhau với các cấu trúc đa dạng, phù hợp với nhiều loại thông tin và phương tiện xử lý thông tin, để phục vụ cho các yêu cầu xử lý thông tin và phương tiện xử lý thông tin khác nhau.
  • Hệ thống thông tin có thể đưa dữ liệu vào các khuôn dạng khác nhau ra các thiết bị như bộ nhớ ngoài, màn hình, máy in, thiết bị mạng hoặc các thiết bị điều khiển.

1.1.3     Hệ thống thực và hệ thống con

Hệ thống thực: Một hệ thống thực có thể được xem như một mô hình gồm 3 phần hợp thành là hệ thống quyết định, hệ thống thông tin và hệ thống tác nghiệp. Các thành phần này chính là các hệ thống con của hệ thống thực.

– Hệ thống quyết định: Bao gồm con người, phương tiện, phương pháp tham gia đề xuất quyết định.

– Hệ thống thông tin: Bao gồm con người, phương tiện, phương pháp tham gia xử lý thông tin (hệ quản trị). Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian giữa hệ thống và môi trường, giữa hệ thống con quyết định và hệ thống con tác nghiệp.

HT

Thông tin

HT

Quyết định

HT

Tác nghiệp

Thông tin ra
Thông tin vào
– Nguyên vật liệu

– Tiền

– Thông tin

– Nguyên vật liệu

– Tiền

– Thông tin

Môi trường
Hình 1.1. Hệ thống thực và các hệ thống con

– Hệ thống tác nghiệp: Bao gồm con người, phương tiện, phương pháp tham gia trực tiếp thực hiện mục tiêu của hệ thống.

 

1.2       Một số loại hệ thống tin học thường gặp

1.2.1     Hệ thống thông tin quản lý  (Management information systems)

Là hệ thống nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp. Hạt nhân của hệ thống thông tin quản lý là một CSDL chứa các thông tin phản ánh tình trạng và hoạt động kinh doanh hiện thời của doanh nghiệp.

Các hệ thống thông tin quản lý thường được phân làm 2 mức:

  • Mức thấp, hay còn gọi là mức tác nghiệp, hệ thống chỉ có nhiệm vụ in ra các bảng biểu, chứng từ giao dịch theo khuôn mẫu của cách xử lý bằng tay truyền thống. Hệ thống lúc này còn được gọi là các hệ xử lý dữ liệu, như các hệ: xử lý đơn hàng, hệ quản lý nhân sự, hệ quản lý thiết bị, hệ kế toán,…
  • Mức cao, còn gọi là mức điều hành, hệ thống phải đưa ra các thông tin có tính chất chiến lược và kế hoạch giúp cho người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn trong công tác điều hành. Hệ thống còn được gọi là hệ hỗ trợ quyết định. Phần lớn các hệ hỗ trợ giúp quyết định được xây dựng dựa trên CSDL mà còn dựa trên hạt nhân là các mô hình đã được chon lọc. Từ các dữ liệu đầu vào, hỗ trợ giúp quyết định đưa ra các phương án và đánh giá về các phương án này, sắp xếp chúng theo một tiêu chuẩn nào đó. Người sử dụng dựa vào các thông tin gợi ý này để xây dựng một phương án thực hiện.

1.2.2     Hệ thống điều khiển  (Process control systems)

Đó là các hệ thống nhằm xử lý và điều khiển tự động các quá trình vận hành các thiết bị sản xuất, viễn thông, quân sự,…Các hệ thống này phải làm việc theo phương thức xử lý thời gian thực. Về kiến trúc vật lý , thì bên cạnh phần mềm, hệ thống này bao gồm nhiều loại thiết bị tin học đa dạng.

1.2.3     Hệ thống nhúng thời gian thực  (Embedded real – time systems)

Các hệ thống này được thực hiện trên các phần cứng đơn giản và nhúng trong một thiết bị nào đó, như mobiphone, ô tô, … Các hệ thống này thường được lập trình ở mức thấp, và cũng được thực hiện xử lý theo thời gian thực.

1.2.4     Phần mềm hệ thống (System software)

Các hệ thống này thiết lập nên hạ tầng kỹ thuật của các hệ thống máy tính, phục vụ cho các phần mềm ứng dụng chạy trên đó. Đó có thể là hệ điều hành, chương trình dịch, hệ quản trị CSDL,…

1.2.5     Các hệ thống tự động hoá văn phòng (Automated office systems)

Tự động hoá văn phòng là cách tiếp cận nhằm đa máy tính vào hoạt động văn phòng, cho phép thâu tóm mọi việc tính toán, giao lưu, quản lý thông tin bằng máy tính.

Một số hệ thống tự động hoá văn phòng thường  bao gồm hai hệ thống con chính, đó là hệ thống xử lý văn bản, và hệ thống trợ giúp tính toán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *