-
Chương I: Các khái niệm cơ bản
"Chương 1- Các khái niệm cơ bản (5 tiết) "
-
Chương II: Quy trình phân tích và thiết kế HTTT hướng cấu trúc
"Chương 2- Quy trình phân tích và thiết kế hệ thống hướng cấu trúc (5 tiết)"
-
Chương III: Các kỹ thuật cơ bản - Các kỹ thuật phân tích xử lý (P1)
3.1 Các kỹ thuật liên quan đến tiến trình phân tích
- 3.1.1.1 Kỹ thuật 1: Xây dựng mô hình nghiệp vụ (BFD) bao gồm sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh, mô hình phân cấp chức năng, ma trận cân đối thực thể – chức năng
- 3.1.1.2 Kỹ thuật 2: Xây dựng mô hình luồng dữ liệu (DFD)
- 3.1.2 Các kỹ thuật thiết kế xử lý – 3.1.2.1 Kỹ thuật 3: Chuyển thực thể trừu tượng về lược đồ quan hệ
- 3.1.2 Các kỹ thuật thiết kế xử lý – 3.1.2.2 Kỹ thuật 4: Xác định thực thể và đặc tả quan hệ giữa 2 thực thể
- 3.1.2 Các kỹ thuật thiết kế xử lý – 3.1.2.3 Kỹ thuật 5: Xây dựng mô hình khái niệm dữ liệu ( ERD)
-
Chương III: Các kỹ thuật cơ bản - Kỹ thuật liên quan đến tiến trình thiết kế ( P2)
- 3.2.1 Các kỹ thuật thiết kế xử lý 3.2.1.1 Kỹ thuật 6: Mô hình hóa các tiến trình quyết định và logic thời gian
- 3.2.1 Các kỹ thuật thiết kế xử lý 3.2.1.2 Kỹ thuật 7: Tiến trình thiết kế mô – đun và thực đơn trong chương trình”
- 3.2.1 Các kỹ thuật thiết kế xử lý 3.2.1.3 Kỹ thuật 8: Thiết kế giao diện
- 3.2.1 Các kỹ thuật thiết kế xử lý 3.2.1.4 Kỹ thuật 9: Lược đồ cấu trúc chương trình
- 3.2.1 Các kỹ thuật thiết kế xử lý 3.2.1.5 Kỹ thuật 10: Thiết kế thủ tục
-
Chương III: Các kỹ thuật thiết kế cơ bản - Kỹ thuật thiết kế dữ liệu (P3)
-
Chương IV – Ví dụ bài tập mẫu
1.2 Phát triển một hệ thống thông tin
1.1.1 . Vòng đời của hệ thống
Một hệ thống bất kỳ bao giờ cũng có một vòng đời cùng với các chu kỳ sống có những đặc trưng riêng. Nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng thì bị thay thế (loại bỏ) bởi một hệ thống khác tiên tiến hơn, hiện đại hơn. Ta có thể chia vòng đời của một hệ thống ra làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn này tính từ khi trong tổ chức xuất hiện nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin được triển khai thực hiện trong thực tế. Các chuyên gia phân tích hệ thống, nhà quản lý và các lập trình viên cùng nghiên cứu, khảo sát nghiên cứu, phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống. Hệ thống được thử nghiệm, cài đặt và đưa vào sử dụng.
Giai đoạn khai thác và xử dụng: Thông thường đây là giai đoạn đoạn dài nhất trong vòng đời của một hệ thống, trong giai đoạn này hệ thống được vận hành phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin trong tổ chức, doanh nghiệp. Trong quá trình sử dụng, hệ thống được bảo trì, sửa chữa để phù hợp với sự thay đổi về thông tin hoặc nhu cầu thông tin.
Giai đoạn thay thế: Trong quá trình sử dụng và khai thác hệ thống, luôn gặp phải sự thay đổi về thông tin (thay đổi về dung lượng và về cấu trúc) và thay đổi về nhu cầu sử dụng (thay đổi nhiệm vụ và quy mô quản lý). Những sửa chữa và thay đổi trong hệ thống làm cho nó trở nên cồng kềnh. Hoạt động kém hiệu quả à phải thay thế bằng một hệ thống mới tiên tiến hơn, hiện đại hơn.
1.1.1 Phương pháp mô hình hoá hệ thống
– Mô hình: Mô hình (model) là một dạng trừu tượng hoá của hệ thống thực.
– Mục đích của mô hình hoá:
- Mô hình hóa để hiểu hệ thống.
- Mô hình hoá để trao đổi,
- Mô hình hoá để hoàn chỉnh hệ thống,
– Các thành phần của một phương pháp mô hình hoá hệ thống:
- Tập hợp các khái niệm và mô hình: Mỗi phương pháp đều phải dựa trên một số không nhiều các khái niệm cơ bản, và sử dụng một số dạng mô hình nhất định kèm với các kỹ thuật để triển khai hay biến đổi mô hình đó.
- Một tiến độ triển khai: bao gồm các bước đi lần lượt, các hoạt động cần làm, các sản phẩm qua từng giai đoạn, cách điều hành với tiến độ đó và cách đánh giá chất lượng các kết quả thu được.
- Các công cụ trợ giúp: Đó là các phần mềm hỗ trợ cho quá trình mô hình hoá.
– Các bước chính: Quá trình phát triển hệ thống trên cơ sở xây dựng các mô hình được thực hiện theo một số giai đoạn như sau:
- Nghiên cứu sơ bộ hệ thống: Giai đoạn này tập trung vào việc thu thập các thông tin, tài liệu liên quan tới cấu trúc của hệ thống và các hoạt động của hệ thống. Mô hình được xây dựng ở giai đoạn này thường ở dạng mô hình vật lý. Mục tiêu của việc xây dựng mô hình ở giai đoạn này là để mô tả cách thức thực hiện các công việc trong hệ thống
- Phân tích hệ thống: Giai đoạn này tập trung vào phân tích chi tiết bản chất của hệ thống. Các mô hình được xây dựng ở giai đoạn này tập trung vào các câu hỏi: Hệ thống là gì, và làm những gì. Sản phẩm của giai đoạn này là các mô hình về chức năng và các mô hình về dữ liệu.
- Thiết kế hệ thống: Lựa chọn các giải pháp cài đặt nhằm thực hiện các kết quả phân tích. Có thể coi việc thiết kế hệ thống là sự cài đặt cho mô hình có được sau khi phân tích, trên cơ sở dung hoà các yêu cầu, các ràng buộc và các sự kịên thực thể.
Trong các công việc đã nêu ở đây, xây dựng được coi là khâu có ý nghía quyết định. Chất lượng của hệ thống cần xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của mô hình. Cùng một hệ thống thực nhưng mục tiêu nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn tới các mô hình mô tả chúng cũng khác nhau
Do các hệ thống thực rất phức tạp, chúng có thểphức tạp theo mục tiêu, phức tạo về dữ liệu hoặc phức tạp theo yêu cầu của người sử dụng, mà khó có thể mô tả mọi chi tiết có liên quan tới hệ thống,. Vì vâỵ, căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà tập trung vào sự chú ý và các yếu tố quan trọng trong hệ thống và lựa chọn một quan điểm xem xét thích hợp để tiếp cận hệ thống.
– Một số phương pháp mô hình hoá: Người ta thường mô hình hoá theo 2 dạng: mô hình hoá hướng chức năng và mô hình hoá hướng đối tượng. Ta có một số phương pháp nổi tiếng sau:
- Các phương pháp “hệ thống”: MERISE (H. Tardieu, A.Rochfeld 1976)
- Các phương pháp chức năng hay cấu trúc:
- SA (De Marco 1978)
- SADT (Douglas T. Ross, 1977)
- SA-RT (Ward-Mellor, 1985; Hatley-Pirbhai, 1987)
- Phương pháp theo sự kiện:
- State Charts (D. Harel, 1987)
- Phương pháp tích hợp (O. Foucaut, O. Thiéry 1996)
- Các phương pháp hướng dữ liệu
- LCP, LCS (J.D Warnier, 1969-1970)
- E/A (H. Tardieu, P.Chen, 1976)
- Các phương pháp hướng đối tượng:
- OOA/RD ( Shlaer – Mellor, 1991-1992)
- OOAD (G.Booch, 1992-1993)
- OMT (J.Rumbaugh, 1992)
- OOA/OOD (P.Coad, E.Yourdon, 1991)
- OOSE (I.Jacobson, 1992)
- Fusion (D. Coleman, 1994)
- SOART (P.Lavret, 1994)
- UML+RUP+Rational Rose (G.Booch, J.Rumbaugh, I.Jacobson, 1997)