-
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Các khái niệm cơ bản
-
Chương 2: MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT
Mô hình thực thể liên kết
-
Chương 3: MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
-
Chương 4: ĐẠI SỐ QUAN HỆ
Các phép toán trên dữ liệu
-
Chương 5: RÀNG BUỘC TOÀN VẸN
-
Chương 6: PHỤ THUỘC HÀM
-
Chương 7: CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU
1.3. Hệ quản trị CSDL
3 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1 Định nghĩa hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một tập hợp chương trình giúp cho người sử dụng tạo lập, cập nhật và khai thác mọi cơ sở dữ liệu. Nó là một hệ thống phần mềm phổ dụng, làm dễ dàng quá trình định nghĩa, xây dựng và thao tác cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng khác nhau.
Định nghĩa một cơ sở dữ liệu bao gồm việc đặc tả các kiểu dữ liệu, các cấu trúc và các ràng buộc cho các dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Xây dựng một cơ sở dữ liệu là quá trình lưu trữ các dữ liệu trên các phương tiện lưu trữ được hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểm soát.
Thao tác một cơ sở dữ liệu bao gồm các chức năng truy vấn cơ sở dữ liệu để lấy ra các dữ liệu cụ thể, cập nhật cơ sở dữ liệu để phản ánh các thay đổi trong thế giới nhỏ và tạo ra các báo cáo từ các dữ liệu.
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để thể hiện một cơ sở dữ liệu tin học hóa có thể là phổ dụng (là một phần mềm đóng gói) hoặc có thể là chuyên dụng (là một tập các phần mềm được tạo ra với một mục đích riêng).
2 Các chức năng của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện nay có các chức năng sau:
– Mô tả dữ liệu tạo lập và duy trì sự tồn tại của cơ sở dữ liệu
– Cho phép truy xuất vào cơ sở dữ liệu theo thẩm quyền đã được cấp
– Cập nhật, chèn thêm loại bỏ hay sửa đổi dữ liệu vào tệp
– Tạo mối liên kết giữa các thực thể
– Đảm bảo tính độc dữ liệu, tức là cấu trúc dữ liệu độc lập với các ứng dụng chương trình
– Cung cấp các phương tiện sao lưu và phục hồi dữ liệu
3 Các thành phần của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông thường có các thành phần chính sau:
– Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language)
– Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language)
– Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (Structured Query Language)
– Bộ báo cáo
– Bộ đồ họa
– Bộ giao tiếp ngôn ngữ chủ
– Ngôn ngữ thủ tục
– Từ điển dữ liệu
– Bộ phát sinh ứng dụng
4 Người quản trị CSDL
Người quản trị cơ sở dữ liệu là một người hay một nhóm người có khả năng chuyên môn cao về công nghệ tin học, có trách nhiệm quản lý và điều khiển toàn bộ hoạt động của các hệ cơ sở dữ liệu. Vì vậy người quản trị cơ sở dữ liệu cần phải đặt ra các hình thức, quy định cho người sử dụng nhằm ngăn chặn việc truy nhập trái phép vào các hệ cơ sở dữ liệu. Người quản trị cơ sở dữ liệu có thể cho phép người sử dụng những quyền truy cập như chỉ được phép đọc, đọc một phần, có thể sửa, bổ sung một phần, …
Đối với người quản trị cơ sở dữ liệu có một số nhiệm vụ chính sau:
– Xác định thực thể và nội dung thông tin cần lưu trữ tương ứng của bài toán. Xác định sơ đồ quan niệm đáp ứng yêu cầu truy nhập của người sử dụng.
– Quyết định cấu trúc lưu trữ và chiến lược truy nhập: người quản trị cơ sở dữ liệu phải xác định cách thức biểu diễn dữ liệu như mô tả cấu trúc lưu trữ trong, mô tả cấu trúc lưu trữ vật lý. Xác định mô hình dữ liệu, định nghĩa ánh xạ giữa cấu trúc lưu trữ và sơ đồ ngoài. Thực hiện các chiến lược lưu trữ, quản lý hệ thống.
– Người quản trị cơ sở dữ liệu phải tạo môi trường giao tiếp giữa người sử dụng với các hệ cơ sở dữ liệu, vì sơ đồ ngoài cho người sử dụng là cách nhìn dữ liệu tương ứng với ngôn ngữ con dữ liệu thích hợp, nên người quản trị cơ sở dữ liệu phải cung cấp sơ đồ quan niệm, các ánh xạ, và các cấu trúc lưu trữ. Kiểm soát thẩm quyển truy nhập của người sử dụng và bảo đảm quyền truy nhập của họ.
– Duy trì các tiêu chuẩn thống nhất về các thủ tục lưu trữ và cấu trúc lưu trữ, biểu diễn thông tin và các chiến lược truy nhập. Kiểm soát và kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu. Áp dụng các biện pháp an toàn, an ninh dữ liệu
– Xác định chiến lược lưu trữ, sao chép, phục hồi … trong các trường hợp hư hỏng do sai sót, hoặc trục trặc kỹ thuật
.5 Các loại giao diện trong hệ quản trị csdl
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện nay cung cấp rất nhiều loại giao diện người dùng thân thiện, các loại giao diện chính gồm có:
– Giao diện dựa trên bảng chọn: các giao diện này cung cấp cho người sử dụng danh sách các lựa chọn, gọi là bảng chọn và hướng dẫn người sử dụng diễn đạt một yêu cầu từ đầu đến cuối. Các bảng chọn làm cho người sử dụng không cần nhớ lệnh và cú pháp của ngôn ngữ truy vấn. Các bảng chọn thả xuống đã trở thành kỹ thuật phổ biến hiện nay trong các giao diện dựa trên cửa sổ. Chúng thường được sử dụng trong các giao diện quét, cho phép người sử dụng nhìn thấy nội dung của một cơ sở dữ liệu theo cách không có cấu trúc.
– Giao diện dựa trên mẫu biểu: các giao diện dạng này biểu thị một mẫu biểu cho người sử dụng. Những người sử dụng có thể điền vào tất cả các ô của mẫu biểu có sẵn để nhập vào các dữ liệu mới hoặc họ chỉ đền vào một số ô còn hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ đưa ra các dữ liệu phù hợp cho các ô khác còn lại. Các mẫu biểu thường được thiết kế và được lập trình cho các người dùng đơn giản. Một số hệ thống có các tiện ích giúp người sử dụng từng bước xây dựng một mẫu biểu trên màn hình.
– Giao diện đồ họa: một giao diện đồ họa thường hiển thị một lược đồ cho người sử dụng dưới dạng biểu đồ. Người dùng có thể thực hiện một truy vấn bằng cách thao tác trên biểu đồ. Trong nhiều trường hợp, GUI sử dụng cả các bảng chọn và các mẫu biểu. Đa số các GUI sử dụng các công cụ trỏ như chuột, phím để kích các phần của sơ đồ.
– Giao diện cho người quản trị hệ thống: đa số các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có các lệnh ưu tiên, chỉ có những người quản trị hệ thống mới sử dụng các lệnh đó. Ví dụ như các lệnh thao tác tạo ra các tài khoản, đặt các tham số cho hệ thống, cấp các tài khoản, thay đổi lược đồ hoặc tổ chức lại các cấu trúc lưu trữ của cơ sở dữ liệu.