-
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Các khái niệm cơ bản
-
Chương 2: MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT
Mô hình thực thể liên kết
-
Chương 3: MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
-
Chương 4: ĐẠI SỐ QUAN HỆ
Các phép toán trên dữ liệu
-
Chương 5: RÀNG BUỘC TOÀN VẸN
-
Chương 6: PHỤ THUỘC HÀM
-
Chương 7: CHUẨN HÓA CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.1. Giới thiệu mô hình quan hệ
Trong phần trước đã trình bày về mô hình ER, mô hình ER là mô hình dễ lập vì nó phản ánh sát sao các đối tượng trong thực tế. Tuy nhiên mô hình ER chưa phải là tránh được các nhược điểm. Vì vậy qua bước sơ bộ dùng mô hình ER để lập được lược đồ dữ liệu, ta phải hoành chỉnh tiếp lược đồ bằng cách:
– Chuyển qua mô hình quan hệ để thực hiện sự chuẩn hóa
– Bổ sung các ràng buộc toàn vẹn, tức là các điều kiện mà lược đồ dữ liệu phải thỏa mãn.
Mô hình CSDL quan hệ lần đầu tiên được E.F.Codd và tiếp sau đó được công ty IBM giới thiệu vào năm 1970. Ngày nay, hầu hết các tổ chức đã áp dụng CSDL quan hệ để quản lý dữ liệu trong đơn vị mình. Mô hình quan hệ do Codd đề ra có các ưu điểm sau:
– Đơn giản: các dữ liệu được biểu diễn dưới một dạng duy nhất, là quan hệ, tức là các bảng giá trị, khá tự nhiên và dễ hiểu đối với người dùng không chuyên tin học.
– Chặt chẽ: các khái niệm được hình thức hóa cao, cho phép áp dụng các công cụ toán học, các thuật toán.
– Trừu tượng hóa cao: mô hình chỉ dừng ở mức quan niệm, nghĩa là độc lập với mức vật lý, với sự cài đặt, với các thiết bị. Nhờ đó làm cho tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình cao.
– Cung cấp các ngôn ngữ truy nhập dữ liệu ở mức cao, dễ sử dụng và trở thành chuẩn.
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ là cách thức biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng hay còn gọi là quan hệ, mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết đại số quan hệ.