Từ các phép toán đại số quan hệ vừa trình bày, người ta có thể viết các truy vấn dữ liệu trên các quan hệ. Một câu lệnh truy vấn dữ liệu có thể biểu diễn dưới dạng biểu thức đại số quan hệ hoặc biểu diễn bằng một cây phép toán quan hệ.
Cho Lược đồ Cơ sở dữ liệu của bài toán quản lý Công ty gồm các quan hệ:
Ví dụ 4.17: Đưa ra Họ đệm, Tên và địa chỉ của tất cả các nhân viên làm việc cho đơn vị có tên là “Nghiên cứu”: (Các quan hệ TG1, TG2 là các kết quả trung gian)
TG1 ← σTen= “Nghiêncứu” (ĐƠNVỊ)
TG2 ← (TG1 ∗ NHÂNVIÊN)
KETQUA ← πHọđệm, Tên, Địachỉ (TG2)
Ví dụ 4.18: Với mỗi dự án đặt tại Hà nội, hãy liệt kê MãsốDA, TênĐV, Tên, Địachỉ, Ngàysinh của người quản lý đơn vị.
TG1 ← σDiadiemDA=”Hanoi”(DỰÁN)
TG2 ← (TG1 ∗ ĐƠNVỊ)
TG3 ← (TG2 * NHÂNVIÊN)
KẾTQUẢ ← πMãsốDA, TênĐV, Họđệm,Địachỉ, Ngàysinh(TG3)
Ví dụ 4.19: Hãy tìm tên của các nhân viên làm việc trên tất cả các dự án do đơn vị có mã số = 5 kiểm soát.
TG1 ← πMãsốDA (σMã sốDV = 5 (DỰÁN))
TG2 ← πMãsốNV, MãsốDA (NHÂNVIÊN_DỰÁN)
TG3 ← TG2 ÷ TG1
KETQUA ← πHọđệm, Tên(TG3 * NHÂNVIÊN)
Ví dụ: Đưa ra Họ đệm, Tên và địa chỉ của tất cả các nhân viên làm việc cho đơn vị có tên là “Nghiên cứu”, ta có cây biểu thức quan hệ như sau:
Các khái niệm cơ bản
Mô hình thực thể liên kết
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
Các phép toán trên dữ liệu