TOOLS HÕ TRỢ

GOOGLE FORM để xây dựng bộ câu hỏi Quiz

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ THIẾT KẾ ER

Microsoft VISIO

Draw.io là một ứng dụng vẽ biểu đồ trực tuyến miễn phí có tốc độ xử rất nhanh, độ tin cậy cao cùng với giao diện khá đơn giản. Nó có khá nhiều các tính năng cũng như đầy đủ các tùy chọn trích xuất file. Cung cấp một bộ sưu tập các biểu tượng, cho phép nhiều người cùng hợp tác chỉnh sửa theo thời gian thực và chia sẻ với nhau. Đặc biệt, ứng dụng sẽ không yêu cầu cài đặt bất cứ thứ gì lên máy tính, hơn nữa, bạn còn có thể lưu lại tài liệu lên mây dễ dàng. Bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng tại đây
 Open Office Draw (http://goo.gl/i8Z5O)
Open Office là một bộ phần mềm miễn phí bao gồm nhiều công cụ tương tự như Microsoft Office, và nó cũng đi kèm với một ứng dụng có tính năng giống Microsoft Visio là Draw. Đây là một công cụ thiết kế khá mạnh mẽ, cho phép người dùng nhập vào các định dạng phổ biến như BMP, GIF, JPEG, PNG,…Hỗ trợ xuất ra các tập tin ở dạng .SWF để phục vụ cho nhu cầu công việc hay thuyết trình, và còn nhiều tính năng khác mà bạn có thể tự mình khám phá thêm trong quá trình sử dụng.
Pencil Project (http://goo.gl/UNKUB)
Đây là một dự án được xây dựng với mục đích cung cấp nhiều giao diện hay các công cụ tạo template miễn phí. Pencil bao gồm một loạt các bộ sưu tập biểu tượng, hình dạng giúp người dùng dễ dàng thao tác, được thiết kế để hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, MAC, Linux, iOS và Android.
Dia Diagram Editor (http://goo.gl/s7sf1)
Dia là một chương trình nền tảng để vẽ các sơ đồ với nhiều công cụ khá đơn giản. Với Dia, bạn có thể tạo ra các biểu đồ, sơ đồ UML, tiến trình mạng và các bản vẽ kiến trúc, sơ đồ mối quan hệ giữa các thực thể. Bên cạnh đó thì nó còn hỗ trợ thêm vào các hình dạng mới bằng cách viết các tập tin XML đơn giản, sử dụng một tập hợp con của Scalable Vector Graphics (SVG) để vẽ hình dạng,…Chương trình sẽ lưu các sơ đồ của bạn dưới định dạng XML được tùy chỉnh, để tiết kiệm không gian và có thể in sơ đồ lớn nếu nó kéo dài nhiều trang.

2.6.2  Câu hỏi ôn tập

  1. Hãy nói về vai trò của mô hình dữ liệu bậc cao trong quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu.
  2. Định nghĩa các thuật ngữ sau: thực thể, thuộc tính, giá trị thuộc tính, thể hiện liên kết, thuộc tính phức hợp, thuộc tính đa trị, thuộc tính suy diễn được, thuộc tính phức tạp, thuộc tính khoá, miền giá trị.
  3. Kiểu thực thể là gì? Tập thực thể là gì? Giải thích sự khác nhau giữa một thực thể, một kiểu thực thể và một tập thực thể.
  4. Giải thích sự khác nhau giữa một thuộc tính và một tập giá trị.
  5. Kiểu liên kết là gì? Giải thích sự khác nhau giữa một thể hiện liên kết, một tập liên kết và một kiểu liên kết.
  6. Vai trò tham gia là gì? Khi nào cần phải sử dụng các tên vai trò trong mô tả các kiểu liên kết.
  7. Mô tả cách chỉ ra các ràng buộc cấu trúc trên các kiểu liên kết.
  8. Khi chúng ta nghĩ đến các liên kết như là các thuộc tính, các tập giá trị của các thuộc tính đó là gì?
  9. Kiểu liên kết đệ quy là gì? Cho một số ví dụ về các kiểu liên kết đệ quy.
  10. Khi nào khái niệm kiểu thực thể yếu được dùng trong mô hình hoá cơ sở dữ liệu? Định nghĩa các thuật ngữ: kiểu thực thể chủ, kiểu thực thể yếu, khoá bộ phận, kiểu liên kết xác định.
  11. Trình bày các khái niệm lớp, lớp con, chuyên biệt hoá, tổng quát hoá. Trong hoàn cảnh nào ta cần tách một lớp thành các lớp con.
  12. Trình bày cách biểu diễn đồ hoạ của các mô hình ER và EER.

2.7 Một số câu hỏi trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Đâu là ký hiệu được dùng để biểu diễn thuộc tính suy dẫn trong mô hình ER?

  1. Hình elip nét đơn
  2. Hình elip có nét đứt đơn
  3. Hình elip nét đôi
  4. Hình elip có nét đứt đôi

 Câu 2. Mô hình thực thể liên kết mô tả chi tiết các thành phần gì?

  1. Quan hệ giữa các thực thể
  2. Tập thực thể
  3. Tất cả các lựa chọn đều đúng
  4. Thuộc tính của thực thể

 Câu 3. Loại thực thể nào không tồn tại độc lập được mà phải phụ thuộc vào một kiểu thực thể khác

  1. Tập thực thể yếu
  2. Cả hai loại trên đều sai
  3. Tập thực thể mạnh
  4. Cả hai loại trên đều đúng

 Câu 4. Các bước thực hiện thiết kế CSDL làm gì?

  1. Xác định thực thể và thuộc tính -> Liệt kê và lựa chọn thông tin -> xác định mối quan hệ và thuộc tính quan hệ -> vẽ sơ đồ ER và xác định lực lượng tham gia -> chuẩn hóa và rút gọn sơ đồ
  2. Liệt kê và lựa chọn thông tin -> xác định thực thể và thuộc tính -> vẽ sơ đồ ER và xác định lực lượng tham gia -> xác định mối quan hệ và thuộc tính quan hệ -> chuẩn hóa và rút gọn sơ đồ
  3. Liệt kê và lựa chọn thông tin -> xác định thực thể và thuộc tính -> xác định mối quan hệ và thuộc tính quan hệ -> vẽ sơ đồ ER và xác định lực lượng tham gia -> chuẩn hóa và rút gọn sơ đồ
  4. Liệt kê và lựa chọn thông tin -> vẽ sơ đồ ER và xác định lực lượng tham gia -> xác định thực thể và thuộc tính -> xác định mối quan hệ và thuộc tính quan hệ -> chuẩn hóa và rút gọn sơ đồ

 Câu 5. Đâu là phát biểu của thuộc tính đa trị của thực thể trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là thuộc tính có chứa một hoặc một vài giá trị cho một thực thể cụ thể
  2. Là thuộc tính không thể chia nhỏ thành các phần riêng biệt nhỏ hơn
  3. Là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất
  4. Là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần mang ý nghĩa độc lập

 Câu 6. Giá trị của thuộc tính trong thực thể gồm những kiểu gì?

  1. Kiểu xâu kí tự
  2. Kiểu chuỗi
  3. Kiểu nguyên, kiểu số thực
  4. Tất cả các phát biểu đều đúng

 Câu 7. Mô hình thực thể liên kết được dùng để làm gì?

  1. Để thiết kế CSDL ở mức quan niệm
  2. Để thiết kế CSDL ở mức cuối cùng
  3. Để thiết kế CSDL ở mức vật lý
  4. Để thiết kế CSDL ở mức trung gian

 Câu 8. Loại thực thể nào không cảm nhận được bằng giác quan mà nhận biết được thông qua nhận thức?

  1. Thực thể trừu tượng
  2. Cả hai loại đều đúng
  3. Thực thể cụ thể
  4. Cả hai loại đều sai

 Câu 9. Loại thực thể nào có thể tồn tại độc lập với các kiểu thực thể khác

  1. Cả hai loại trên đều đúng
  2. Tập thực thể yếu
  3. Tập thực thể mạnh
  4. Cả hai loại trên đều sai

 Câu 10. Đâu là phát biểu của thuộc tính lưu trữ của thực thể trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là thuộc tính mà giá trị phải được nhập trực tiếp vào khi cài đặt CSDL
  2. Là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần mang ý nghĩa độc lập
  3. Là thuộc tính mà giá trị của có thể được suy ra từ giá trị của các thuộc tính khác
  4. Là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất

 Câu 11. Đâu là phát biểu của thuộc tính khóa của thực thể trong mô hình ER?

  1. Là thuộc tính được tạo ra từ các thuộc tính khác của thực thể
  2. Là thuộc tính xác định giá trị của thực thể
  3. Là thuộc tính được nhập trực tiếp từ khi tạo ra thực thể
  4. Là thuộc tính có giá trị duy nhất giúp phân biệt thực thể này với thực thể khác

 Câu 12. Ký hiệu được dùng để mô tả thuộc tính của thực thể

  1. Hình elip nét đôi đơn với tên của thuộc tính
  2. Hình elip nét đậm với tên của thuộc tính
  3. Hình elip nét đơn với tên của thuộc tính
  4. Hình elio nét đôi đậm với tên của thuộc tính

 Câu 13. Thuộc tính của thực thể là gì?

  1. Là sự liên kết giữa hai hay nhiều thực thể với nhau
  2. Là mô hình mô tả về yêu cầu dữ liệu
  3. Là những đặc tính riêng biệt mô tả đối tượng
  4. Lất cả các phát biểu đều đúng

 Câu 14. Các loại thực thể gồm?

  1. Thực thể cụ thể
  2. Cả hai loại đều đúng
  3. Thực thể trừu tượng
  4. Cả hai loại đều sai

 Câu 15. Chọn phát biểu  thuộc tính đơn của thực thể trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là thuộc tính không thể chia nhỏ thành các phần riêng biệt nhỏ hơn
  2. Là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần mang ý nghĩa độc lập
  3. Là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất cho một thực thể cụ thể
  4. Là thuộc tính có chứa một hoặc một vài giá trị cho một thực thể cụ thể

 Câu 16. Các kiểu liên kết giữa các thực thể trong mô hình ER?

  1. Liên kết 1 – 1, M – N
  2. Liên kết 1 – 1, 1 – N
  3. Liên kết 1 – N, M – N
  4. Liên kết 1 – 1, 1 – N, M – N

 Câu 17. Ký hiệu được sử dụng cho tập thực thể mạnh là?

  1. Hình chữ nhật nét đôi chứa tên thực thể
  2. Hình chữ nhật nét đơn chứa tên thực thể
  3. Hình chữ nhật bo tròn góc chứa tên thực thể
  4. Hình chữ nhật bo trong góc nét đôi chứa tên thực thể

 Câu 18. Bậc của liên kết giữa các thực thể trong mô hình ER là gì?

  1. Tất cả các phát biểu đều sai
  2. Là số kiểu thực thể tham gia vào liên kết đó
  3. Là số kiểu thực thể tối đa tham gia vào liên kết đó
  4. Là số kiểu thực thể tối thiểu tham gia vào liên kết đó

 Câu 19. Chọn ký hiệu được dùng để mô tả kiểu liên kết giữa Thực thể mạnh và thực thể yếu?

  1. Hình thoi nét đơn
  2. Hình vuông nét đơn
  3. Hình thoi nét đôi
  4. Hình vuông nét đôi

 Câu 20. Đâu là phát biểu của thuộc tính suy dẫn của thực thể trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần mang ý nghĩa độc lập
  2. Là thuộc tính mà giá trị phải được nhập trực tiếp vào khi cài đặt CSDL
  3. Là thuộc tính giá trị của nó có thể được suy ra từ giá trị của các thuộc tính khác
  4. Là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất

 Câu 21. Quá trình làm việc để có được một CSDL là

  1. Ý tưởng -> lược đồ quan hệ -> thiết kế E/R -> CSDL
  2. Ý tưởng -> thiết kế E/R -> lược đồ quan hệ -> HQT CSDL -> CSDL
  3. Ý tưởng -> thiết kế E/R -> CSDL
  4. Ý tưởng -> lược đồ quan hệ -> CSDL

 Câu 22. Thực thể trong mô hình thực thể liên kết gồm có mấy loại?

  1. 3 loại
  2. 2 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

 Câu 23. Qui tắc thiết kế CSDL?

  1. Tránh trùng lặp
  2. Chính xác và dễ hiểu
  3. Tất cả các lựa chọn
  4. Chọn đúng kiểu thực thể và mối quan hệ

 Câu 24. Đâu là phát biểu của thuộc tính đơn trị của thực thể trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là thuộc tính có chứa một hoặc một vài giá trị cho một thực thể cụ thể
  2. Là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất cho một thực thể cụ thể
  3. Là thuộc tính không thể chia nhỏ thành các phần riêng biệt nhỏ hơn
  4. Là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần mang ý nghĩa độc lập

 Câu 25. Đâu là phát biểu của thuộc tính phức hợp của thực thể trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là thuộc tính có thể phân chia được thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần mang ý nghĩa độc lập
  2. Là thuộc tính có chứa một hoặc một vài giá trị cho một thực thể cụ thể
  3. Là thuộc tính chỉ có thể nhận một giá trị duy nhất cho một thực thể cụ thể
  4. Là thuộc tính không thể chia nhỏ thành các phần riêng biệt nhỏ hơn

 Câu 26. Ký hiệu để mô tả thuộc tính đa trị là gì?

  1. Hình elip nét đôi
  2. Hình elip tô màu nét đôi
  3. Hình elip nét đơn
  4. Hình elip tô màu nét đơn

 Câu 27. Thực thể là gì trong mô hình thực thể liên kết?

  1. Là tập các thuộc tính để xác định đối tượng
  2. Là một “vật” (cụ thể hay trừu tượng) trong thế giới thực, có sự tồn tại độc lập và phân biệt với các đối tượng khác
  3. Là các mối liên hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác trong thực tế
  4. Lất cả các phát biểu đều sai

 Câu 28. Ký hiệu được dùng để mô tả quan hệ giữa các thực thể trong mô hình ER?

  1. Hình thoi nét đứt
  2. Hình thoi nét đơn
  3. Hình thoi nét đậm
  4. Hình thoi nét đôi

 Câu 29. Kiểu liên kết giữa thực thể mạnh và thực thể yếu là?

  1. Liên kết kế thừa
  2. Liên kết tổng hợp
  3. Liên kết định danh
  4. Liên kết bao gồm

 Câu 30. Có mấy loại liên kết giữa các thực thể trong mô hình ER?

  1. 5 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 2 loại

 Câu 31. Loại thực thể nào có thể cảm nhận được bằng trực quan hay có thể nhìn thấy trực tiếp được

  1. Cả hai loại đều sai
  2. Thực thể cụ thể
  3. Cả hai loại đều đúng
  4. Thực thể trừu tượng

 Câu 32. Ký hiệu được sử dụng cho tập thực thể yếu là?

  1. Hình chữ nhật bo trong góc nét đôi chứa tên thực thể
  2. Hình chữ nhật bo tròn góc chứa tên thực thể
  3. Hình chữ nhật nét đơn chứa tên thực thể
  4. Hình chữ nhật nét đôi chứa tên thực thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *