Các thức thiết kế mô hình dữ liệu

Tạo một mô hình dữ liệu chuẩn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà nhà phân tích dữ liệu có thể thực hiện trong Microsoft Power BI. Bằng cách thực hiện tốt công việc này, bạn sẽ giúp mọi người hiểu dữ liệu của bạn dễ dàng hơn, điều này sẽ giúp việc xây dựng các báo cáo Power BI có giá trị trở nên hiệu quả cho tất cả các bên làm việc liên quan đến dữ liệu.

Một mô hình dữ liệu tốt mang lại những lợi ích sau:

  • Khám phá dữ liệu nhanh hơn.

  • Các tổng hợp được xây dựng đơn giản hơn.

  • Các báo cáo chính xác hơn.

  • Viết báo cáo mất ít thời gian hơn.

  • Báo cáo dễ dàng hơn để duy trì trong tương lai.

Vì dữ liệu khác nhau và mục đích sử dụng cũng khác nhau nên dữ liệu sẽ không có một quy tắc thiết lập chung nào cho một mô hình cụ thể. Bởi vậy, một mô hình dữ liệu nhỏ hơn sẽ tốt hơn vì nó sẽ hoạt động nhanh hơn và sẽ dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, để xác định mô hình dữ liệu nhỏ hơn đòi hỏi người thiết kế cần hiểu rõ các khái niệm và quy tắc kế thừa.

Thông thường, mô hình dữ liệu nhỏ hơn bao gồm ít bảng hơn và ít cột hơn. Tuy nhiên nếu một bộ dữ liệu mà có đến 30 bảng thì cách quan sát của người dùng cũng không thể trực quan. Việc thu gọn các bảng đó thành 5 bảng sẽ làm cho mô hình dữ liệu trực quan hơn. Mặt khác, nếu 1 bảng mà có đến cả 100 cột dữ liệu thì nó cũng gây nên sự quá tải cho người dùng. Việc loại bỏ các cột không cần thiết để cung cấp một số lượng dễ quản lý hơn sẽ làm tăng khả năng người dùng đọc được tất cả các tên cột. Tóm lại, bạn nên hướng đến sự đơn giản khi thiết kế các mô hình dữ liệu của mình.

Hình ảnh sau đây là một mô hình dữ liệu ví dụ. Mỗi hình hiển thị cho 1 bảng riêng với tên các cột bên trong. Giữa các bảng có các đường nối liên kết hiển thị mối quan hệ giữa các bảng. Những mối quan hệ có thể dan xen nhau gây phức tạp, bởi vậy việc phân tích để xây dựng được một mô hình dữ liệu đơn giản, toàn diện chính xác đòi hỏi sử hiểu biết và nắm rõ dữ liệu của người thiết kế.

mo hinh du lieu

Mối quan hệ được xác định giữa các bảng thông qua khóa chính và khóa ngoài. Khóa chính là (các) cột xác định từng hàng dữ liệu duy nhất, không rỗng. Ví dụ: nếu bạn có bảng Khách hàng, bạn có thể có một chỉ mục xác định từng khách hàng duy nhất. Hàng đầu tiên sẽ có ID là 1, hàng thứ hai có ID là 2, v.v. Mỗi hàng được gán một giá trị duy nhất, có thể được gọi bằng giá trị đơn giản này: khóa chính. Quá trình này trở nên quan trọng khi bạn đang tham chiếu đến các hàng trong một bảng khác. Mối quan hệ giữa các bảng được hình thành khi bạn có chung khóa chính và khóa ngoại giữa các bảng khác nhau.

Để tạo các mối quan hệ giữa các bảng, bạn chỉ cần kéo từ bảng này sang bảng khác, cột dữ liệu chung sẽ tự kết nối để tạo mối quan hệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *